Ở Ninh Bình, nhiều khu vực có điều kiện khắc nghiệt về khí hậu và thổ nhưỡng, ngập nước về mùa mưa và khô hạn về mùa hè. Đất cát cằn cỗi, trồng cây nông nghiệp và một số cây lâm nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao, năng suất thấp. Tuy nhiên gần đây, việc đưa vào trồng cây tràm dược liệu đã biến những khó khăn trên thành lợi thế, mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng cùng các đồng chí đại diện các sở, ban, ngành đã đi thăm, khảo sát mô hình trồng, sản xuất tinh dầu tràm tại HTX dược liệu Đông Sơn
Trong dược học cổ truyền, lá tràm được dùng để chiết xuất tinh dầu có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, có công dụng hoạt huyết, khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát khuẩn. Do vậy, có thể sử dụng tinh dầu tràm để phòng tránh và điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường cho trẻ mà không cần dùng kháng sinh.
Tinh dầu tràm được tạo ra từ phương pháp chưng cất lá trà. Nhiều loài tràm có thể sản xuất tinh dầu, trong đó ba loài được biết đến phổ biến ở Việt Nam là Tràm gió (M.Cajuput), Tràm năm gân (M.Quinquenervia) và Tràm trà (M.Alternifolia).