Tinh dầu tràm được tạo ra từ phương pháp chưng cất lá trà. Nhiều loài tràm có thể sản xuất tinh dầu, trong đó ba loài được biết đến phổ biến ở Việt Nam là Tràm gió (M.Cajuput), Tràm năm gân (M.Quinquenervia) và Tràm trà (M.Alternifolia).

Trong tinh dầu tràm có hàng chục hợp chất có giá trị dược liệu và hương liệu cao, được dùng trong sản xuất nước hoa và mỹ phẩm, trong đó, hai loại tinh dầu tràm có giá trị nhất và được tiêu thụ nhiều nhất là tinh dầu Tràm giàu 1,8-cineole và tinh dầu Tràm giàu terpinen-4-ol.

Cây tràm gió (M.Cajuput)

Cây nhỏ, thường chỉ ở dạng bụi, cao 0,5 – 2m, phân bố chủ yếu ở các vùng khô hạn từ miền Bắc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đến Long An, Đồng Tháp. Đây là loại cho nguyên liệu để chưng cất tinh dầu với hàm lượng thấp (0,54 - 0,90%), tỷ lệ 1,8-cineole thường dưới 45%.

Cây tràm năm gân (M. Quinquenervia)

Tràm năm gân thường có chiều cao từ 8 - 12m, nơi đất tốt có thể cao 25m (Boland et al, 2006). Đây là nhóm loài cây cho nguyên liệu để chưng cất tinh dầu có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao (tỷ lệ 1,8-cineole > 60%), được tiêu thụ nhiều trên thị trường quốc tế và đang ngày càng chiếm ưu thế tại thị trường nội địa.

Cây tràm trà (M. Alternifolia)

Tràm trà là loài cây nhỡ, cao khoảng 2 - 3m, cao nhất có thể đạt 14m (Boland et al, 2006). Đây là nhóm cây cho nguyên liệu để chưng cất tinh dầu chất lượng cao (tỷ lệ terpine-4-ol từ 30 - 48%, 1,8-cineole <15%, limonene <1,5%) dùng trong ngành công nghiệp dược liệu, hương liệu và mỹ phẩm. Các giống lấy từ xuất xứ Candole gần Bookram ở bang New South Wales của Australia (Doran et al, 2002) đang được trồng để sản xuất tinh dầu chất lượng cao tại Việt Nam.

Tuy tràm gió là giống bản địa nhưng cho sản lượng và chất lượng tinh dầu thấp, do vậy tinh dầu tràm tràtinh dầu tràm năm gân đang dần khẳng định được vị thế là những loại tinh dầu chất lượng và có giá trị cao, được ưu tiên chọn mua tại Việt Nam.